Lỗi 404 là gì? Cách khắc phục lỗi 404 cực hiệu quả

Khi người dùng truy cập vào một trang web và nhận được thông báo 404 not found, nghĩa là trình duyệt không thể tìm thấy trang mà họ đang cố gắng truy cập. Thay vì hiển thị nội dung mong muốn, trình duyệt sẽ thông báo lỗi 404, gây khó chịu và làm gián đoạn trải nghiệm người dùng. Lỗi 404 là một trong những lỗi phổ biến mà người dùng gặp phải khi truy cập vào một trang web. Nhiều bạn vẫn tưởng chừng lỗi này vô hại nhưng thực sự lại cực kỳ nguy hiểm. Có thể khiến cho website của bạn bị rớt hạng một cách nhanh chóng.

Để có cái nhìn rõ ràng hơn về lỗi 404 và cách khắc phục, hãy tham khảo bài viết dưới đây của Onlife nhé

1. Lỗi 404 là gì?

Lỗi 404 là một mã phản hồi HTTP thông báo rằng trình duyệt không thể tìm thấy trang web hoặc tài nguyên được yêu cầu trên máy chủ. Mã lỗi 404 được sử dụng khi không có kết quả nào được trả về cho yêu cầu từ phía người dùng. 

2. Một số thông báo lỗi thường gặp

  • Lỗi 404 không tìm thấy trang
  • 404 Error
  • lỗi 404 not found
  • The requested URL [URL] was not found on this server
  • Error 404 Not Found
  • HTTP 404
  • HTTP 404 Not Found
  • Error http 404 Not Found
  • 404 Page Not Found

3. Nguyên nhân gây ra lỗi 404

Lỗi 404 thường xảy ra trong nhiều trường hợp, bao gồm:

  • URL không chính xác: Người dùng nhập sai địa chỉ web hoặc URL không tồn tại trên máy chủ. Điều này có thể do lỗi chính tả, thiếu ký tự hoặc liên kết hỏng.
  • Trang web đã bị xóa hoặc di chuyển: Khi một trang web được di chuyển đến một vị trí mới hoặc xóa hoàn toàn, các liên kết trước đó có thể trở thành lỗi 404.
  • Liên kết hỏng: Nếu một trang web chứa liên kết đến một trang không còn tồn tại hoặc đã thay đổi địa chỉ, khi người dùng nhấp vào liên kết đó, lỗi 404 sẽ xuất hiện.
  • Sai sót khi bật mod_rewrite: Nguyên nhân gây ra lỗi 404 khác cũng rất thường gặp đó là mod_rewrite (kỹ thuật cho phép ghi lại địa chỉ website từ dạng này thành một dạng khác) không đúng. Đây là lỗi trong kỹ thuật cài đặt trang web, nếu bạn chuyển hướng đường dẫn URL không chuẩn thì các truy vấn của người dùng vào website sẽ báo lỗi 404.
  • Sai mã code web: Mỗi website sẽ được lập trình viên tạo viết code và thiết kế website. Ví dụ trong file code index.php hay archive.php nếu trong quá trình thực hiện chỉ cần một sai sót về dấu chấm, dấu ngoặc, hay code web bị lỗi sai thì trang web cũng có thể gặp phải tình trạng bị error 404.

4. Ảnh hưởng của lỗi 404 not found

Với một số thuật toán Google, lỗi 404 còn khiến trang web của bạn bị đánh giá thấp và gây ảnh hưởng xấu đến SEO hay thứ hạng website trên công cụ tìm kiếm. Một số lỗi 404 liên tục có thể làm giảm đáng kể hiệu suất SEO của trang web.

Lỗi 404 gây khó chịu cho người dùng, vì họ không thể truy cập vào nội dung mà họ mong đợi. Điều này có thể làm giảm trải nghiệm người dùng và ảnh hưởng đến đánh giá và hình ảnh tổng thể về trang web tìm kiếm.

Lỗi 404 thường được coi là một dấu hiệu không chuyên nghiệp và có thể ảnh hưởng đến uy tín và danh tiếng của trang web. Người dùng có thể có ấn tượng xấu về trang web và doanh nghiệp nếu gặp lỗi 404 liên tục.

Nếu một trang web không khắc phục lỗi 404 nhanh chóng, nó có thể bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Các liên kết hỏng và trang không tồn tại có thể làm mất cơ hội tiếp cận khách hàng, tăng khả năng họ chuyển sang các trang web cạnh tranh.

5. Cách khắc phục lỗi 404 not found hiệu quả

5.1 Tải lại trang

Cách khắc phục lỗi 404 trên web đơn giản và dễ dàng nhất là tải lại trang. Bạn có thể nhấn nút F5 hoặc kéo xuống cuối trang và nhấn nút tải lại trang trên trình duyệt để khắc phục lỗi 404 not found.

5.2 Kiểm tra lại địa chỉ URL

Hãy chắc chắn rằng bạn đã nhập đúng địa chỉ URL và không có lỗi chính tả hoặc ký tự sai.

5.3 Thay đổi máy chủ DNS

Lỗi 404 Not Found không chỉ xuất hiện khi trang web không tồn tại trên máy chủ mà còn có thể do nhà mạng đã chặn trang web đó. .Khi bạn gặp lỗi 404 Not Found và nghi ngờ rằng trang web đã bị chặn, một giải pháp khả dĩ là thay đổi máy chủ DNS (Domain Name System). Máy chủ DNS là một dịch vụ quan trọng giúp chuyển đổi địa chỉ IP của một trang web thành tên miền dễ nhớ.

Để thay đổi máy chủ DNS, bạn có thể làm theo các bước sau (trên hệ điều hành Windows):

  • Mở Control Panel (Bảng điều khiển) trên máy tính của bạn.
  • Chọn “Network and Internet” (Mạng và Internet).
  • Chọn “Network and Sharing Center” (Trung tâm Mạng và Chia sẻ).
  • Bên cạnh kết nối mạng hiện tại của bạn, hãy nhấp vào tên mạng (ví dụ: Wi-Fi hoặc Ethernet).
  • Trong cửa sổ mới xuất hiện, chọn “Properties” (Thuộc tính).
  • Tìm và chọn “Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4)” (Phiên bản 4 giao thức Internet TCP/IPv4).
  • Nhấp vào “Properties” (Thuộc tính) và chọn “Use the following DNS server addresses” (Sử dụng các địa chỉ máy chủ DNS sau đây).
  • Nhập địa chỉ máy chủ DNS mới. Một số máy chủ DNS công cộng phổ biến là 8.8.8.8 (Google DNS) hoặc 1.1.1.1 (Cloudflare DNS).
  • Nhấp “OK” để lưu thay đổi.

5.4 Sửa lại địa chỉ URL

Có thể đường dẫn trang bị thay đổi hoặc đã bị xóa đi nên đã dẫn đến tình trạng lỗi 404. Chính vì thế bạn hãy xác định địa chỉ URL chính xác của trang web hoặc tài nguyên bị lỗi, sửa lại URL và kiểm tra xem liệu kết quả có hiển thị đúng hay không.

5.5 Xóa bộ nhớ đệm (cache) trên trình duyệt

Trong trường hợp trang mắc lỗi là do trình duyệt web của bạn vẫn còn lưu kết quả tìm kiếm từ trước.xóa bộ nhớ cache của trình duyệt là một trong những giải pháp phổ biến giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến hiển thị trang web, bao gồm cả lỗi 404 Not Found. Cache (bộ nhớ đệm) là nơi trình duyệt lưu trữ các tập tin như hình ảnh, CSS, Javascript và các dữ liệu của trang web để tăng tốc độ tải trang khi bạn truy cập lại.

5.6 Chuyển hướng trang

Chuyển hướng trang cũng là một cách khắc phục lỗi 404, nhưng cách này đòi hỏi người thực hiện hiện phải có chuyên môn để đọc code web. Để có thể làm được cách này thì bạn cần vào file 404.html và thêm url bạn muốn chuyển hướng trang vào thẻ meta trong thẻ head.

5.7 Nhờ trợ giúp từ người có chuyên môn

Nếu sau khi đã thử các phương pháp khắc phục lỗi 404 Not Found và vẫn không thành công, việc liên hệ với những người có chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế website, lập trình, công ty cung cấp dịch vụ SEO, hoặc quản trị trang web là một bước quan trọng để giải quyết vấn đề.

6. Công cụ hỗ trợ kiểm tra lỗi 404 not found miễn phí

Có nhiều công cụ miễn phí giúp bạn kiểm tra lỗi 404 Not Found trên trang web. Dưới đây là một số công cụ phổ biến và đáng tin cậy mà bạn có thể sử dụng:

Google Search Console: Đây là một công cụ miễn phí của Google cho phép bạn kiểm tra và quản lý hiệu suất trang web trong kết quả tìm kiếm. Nó cung cấp thông tin về các trang bị lỗi 404, giúp bạn nhanh chóng xác định các trang có vấn đề để sửa chữa.

Screaming Frog SEO Spider: Đây là một công cụ tuyệt vời để kiểm tra trang web của bạn với phiên bản miễn phí có thể quét lên đến 500 URL. Nó cung cấp thông tin chi tiết về tình trạng của các trang và tìm ra các liên kết hỏng, bao gồm cả lỗi 404.

Online Broken Link Checker: Đây là một dịch vụ trực tuyến miễn phí cho phép bạn kiểm tra trang web của mình để tìm các liên kết hỏng và lỗi 404. Bạn chỉ cần điền URL của trang web và công cụ sẽ thực hiện quét và báo cáo các liên kết bị hỏng.

Dead Link Checker: Đây là một công cụ miễn phí khác giúp bạn kiểm tra các liên kết hỏng và lỗi 404 trên trang web của mình. Bạn chỉ cần nhập địa chỉ URL và công cụ sẽ quét trang web để tìm các liên kết không hoạt động.

W3C Link Checker: Đây là một công cụ của W3C (World Wide Web Consortium) giúp kiểm tra các liên kết và phát hiện các lỗi 404 và các lỗi liên quan khác trên trang web.

Những công cụ trên cung cấp các tính năng kiểm tra và phân tích lỗi 404 miễn phí. Bạn có thể sử dụng chúng để kiểm tra và sửa chữa các vấn đề liên quan đến lỗi 404 trên trang web của mình.

Lỗi 404 Not Found là một trong những khó khăn thường gặp trên trang web, có thể gây ra sự bất tiện cho người dùng và ảnh hưởng đến trải nghiệm tìm kiếm thông tin trực tuyến. Hãy nhớ rằng việc giải quyết lỗi 404 Not Found không chỉ giúp cải thiện trang web của bạn mà còn đảm bảo nội dung của bạn luôn hiển thị mượt mà và chính xác đến đối tượng mục tiêu. Đối mặt với lỗi này, hãy coi đó như một cơ hội để nâng cao hiệu quả và chất lượng trang web, giúp người dùng truy cập thông tin một cách thuận tiện và dễ dàng hơn. 

Hy vọng qua bài viết trên Onlife có thể giúp bạn hiểu được nguyên nhân và cách khắc phục lỗi 404 hiệu quả nhất.

Leave A Comment

viTiếng Việt